Scholar Hub/Chủ đề/#gián đoạn quai động mạch chủ/
Gián đoạn quai động mạch chủ là một trạng thái bất thường của mạch chủ, trong đó mạch chủ bị co lại và mở rộng một cách không đều và không đồng bộ. Khi xảy ra g...
Gián đoạn quai động mạch chủ là một trạng thái bất thường của mạch chủ, trong đó mạch chủ bị co lại và mở rộng một cách không đều và không đồng bộ. Khi xảy ra gián đoạn quai động mạch chủ, người bệnh có thể cảm nhận nhịp tim không đều, nhanh chậm không đều, và có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ngột ngạt, mệt mỏi và đau ngực. Gián đoạn quai động mạch chủ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm rối loạn điện giải tim, bất đồng vận mạch, các vấn đề về thụ thể beta-adrenergic, hoặc bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích như thuốc lá, caffeine hoặc thuốc tăng cường cường độ tim.
Gián đoạn quai động mạch chủ có thể xảy ra khi hệ thống điện tim gặp sự cố, dẫn đến sự mất điều chỉnh và không đồng bộ trong nhịp tim. Điều này có thể là kết quả của những vấn đề sau:
1. Rối loạn điện giải tim: Trong trường hợp này, sự truyền dẫn các tín hiệu điện trong tim bị mất cân bằng. Điều này có thể do các vấn đề như bất thường trong hệ thống dẫn truyền điện tim (như hở thủng ở nhĩ và thất), rối loạn các ion như kali (K+), natri (Na+) và canxi (Ca++) trong máu, hoặc do sử dụng các loại thuốc có tác động đến hoạt động điện của tim.
2. Bất đồng vận mạch: Đây là trạng thái mà các mô của tim không cùng hoạt động và co bóp theo một nguyên tắc đồng bộ. Một số nguyên nhân gây ra bất đồng vận mạch bao gồm chấn thương tim, dị tật tim, viêm nhiễm, hoặc sự tổn hại do các bệnh lý cơ tim.
3. Vấn đề về thụ thể beta-adrenergic: Thụ thể beta-adrenergic là các cấu trúc có nhiệm vụ thu nhận hoạt động của hormone adrenalin và noradrenalin. Trong gián đoạn quai động mạch chủ, sự tăng hoạt động của các thụ thể này có thể gây ra nhịp tim không đều và không đồng bộ.
4. Tác động của chất kích thích: Đa số chất kích thích như thuốc lá, caffeine và thuốc tăng cường cường độ tim (như amphetamin và cocain) có thể làm tăng tần số và độ mạnh của sự co bóp của tim, gây ra gián đoạn quai động mạch chủ.
Để chẩn đoán và điều trị gián đoạn quai động mạch chủ, người bệnh cần được thăm khám bởi một bác sĩ có chuyên môn về tim mạch. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như điện tim đồ (EKG) hoặc EKG trong thực hiện hàng ngày (Holter) để ghi lại các hoạt động điện của tim trong thời gian dài. Nếu cần thiết, các biện pháp điều trị như sử dụng thuốc kháng loạn nhịp, thiết bị điện tim nhân tạo (pacemaker) hoặc các biện pháp điều trị khác có thể được áp dụng để kiểm soát gián đoạn quai động mạch chủ.
PHẪU THUẬT NORWOOD-YASUI NỐI TẮT ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HẸP NẶNG ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI KÈM THEO LỖ THÔNG LIÊN THẤT VÀ GIÁN ĐOẠN QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦMục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Norwood-Yasui điều trị bệnh lý hẹp rất nặng đường ra thất trái kèm theo lỗ thông liên thất và gián đoạn quai động mạch chủ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp: Trong thời gian từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 2 năm 2022, có tổng số 8 bệnh nhân được phẫu thuật Norwood hoặc Yasui điều trị bệnh lý hẹp rất nặng đường ra thất trái-thông liên thất kèm theo gián đoạn quai động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương được tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Trong nhóm nghiên cứu, tuổi trung bình và cân nặng trung bình của các bệnh nhân khi tiến hành phẫu thuật thì đầu (phẫu thuật Norwood, Yasui hoặc sửa quai-vá thông liên thất) lần lượt là 30.5 ngày (IQR, 21.5-37.5 ngày) và 3.15 kg (IQR, 2.7-3.8 kg). Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo thì đầu, thời gian cặp động mạch chủ và thời gian tưới máu não chọn lọc thì đầu lần lượt là 146.6 ± 25.1 phút, 99.4 ± 21.2 phút và 47.4 ± 8.9 phút. Thời gian thở máy trung bình và thời gian nằm viện sau phẫu thuật thì đầu lần lượt là 171 giờ (IQR, 141.5 – 238giờ) và 29.5 ngày (IQR, 19.5 – 34.5 ngày). Có 2 bệnh nhân tử vong sớm sau phẫu thuật Norwood. Trong số 6 bệnh nhân sống sót, ngoại trừ bệnh nhân được phẫu thuật Yasui thì đầu, có 4 bệnh nhân đã được sửa chữa toàn bộ hai thất (2 bệnh nhân phẫu thuật Ross-Konno, 1 bệnh nhân phẫu thuật Yasui và 1 bệnh nhân phẫu thuật vá lỗ thông kèm theo cắt vách nón mở rộng đường ra thất trái), 1 bệnh nhân được phẫu thuật Gleen và đang đợi phẫu thuật sửa hai thất. Kết luận: Phẫu thuật Norwood-Yasui điều trị bệnh lý hẹp nặng đường ra thất trái-thông liên thất-gián đoạn quai động mạch chủ là một lựa chọn hợp lý và khả thi đối với bệnh lý tim bẩm sinh hiếm gặp và tổn thương phức tạp. Theo dõi lâu dài là đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo kết quả sống sót của các bệnh nhân tim bẩm sinh phức tạp này.
#Gián đoạn quai động mạch chủ #hẹp rất nặng đường ra thất trái #phẫu thuật Norwood #phẫu thuật Yasui.
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA BỆNH GIÁN ĐOẠN QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ KÈM THÔNG LIÊN THẤT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNGGián đoạn quai động mạch chủ (GĐQĐMC) là một bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp có tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật cao đồng thời có nhiều biến chứng. Nghiên cứu thuần tập được tiến hành nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật hai thất bệnh GĐQĐMC có kèm theo lỗ thông liên thất (TLT) tại Trung tâm Tim mạch- Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2022. Với tổng số 68 trẻ được chẩn đoán và phẫu thuật điều trị bệnh GĐQĐMC-TLT, tuổi trung vị lúc phẫu thuật là 23 ngày tuổi (khoảng tứ phân vị-IQR, 14 ngày – 42,5 ngày), trẻ nam chiếm tỷ lệ 66,2%, cân nặng trung vị lúc phẫu thuật là 3,3 kg (IQR, 3 – 3.6 kg). Có 57 bệnh nhân được phẫu thuật 1 thì bao gồm tạo hình quai ĐMC kèm theo vá lỗ TLT, 7 bệnh nhân phẫu thuật tạm thời bắc cầu qua đường ra thất trái (ĐRTT) và 4 bệnh nhân được phẫu thuật sửa quai ĐMC kèm xiết bớt động mạch phổi. Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật của nhóm nghiên cứu là 35.5±29,5 tháng. Tử vong sớm sau phẫu thuật có 10 bệnh nhân (14,7%) và 01 bệnh nhân tử vong muộn. Tỷ lệ sống sót chung sau phẫu thuật tại thời điểm 1 năm, 5 năm, 10 năm lần lượt là 82,9%, 82,9% và 82,9%. Có 9 bệnh nhân cần phẫu thuật lại mở rộng ĐRTT và 2 trường hợp tái hẹp eo ĐMC được nong hẹp eo bằng bóng. Tỷ lệ bệnh nhân sống không cần mổ lại ĐRTT trong quá trình theo dõi sau phẫu thuật GĐQĐMC 1 thì thông thông thường tại các mốc thời gian 1 năm, 5 năm, 10 năm lần lượt là 97,6%, 73% và 73%. Kết quả phẫu thuật điều trị sửa hai thất bệnh GĐQĐMC-TLT tại bệnh viện Nhi Trung ương là khả qua. Theo dõi lâu dài là đặc biệt quan trọng đối với nhóm bệnh phức tạp này.
#Gián đoạn quai động mạch chủ #thông liên thất #phẫu thuật sửa hai thất.
Bất thường Taussig-Bing kèm theo tổn thương quai và eo động mạch chủ: Kết quả trung hạn phẫu thuật sửa toàn bộ tại Bệnh viện Nhi Trung ươngMục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ bất thường tim Taussig-Bing kèm theo tổn thương quai và/hoặc eo động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả được tiến hành trên các bệnh nhân được phẫu thuật sửa toàn bộ bất thường Taussig-Bing kèm theo tổn thương quai và/hoặc eo động mạch chủ từ năm 2010 đến 2018 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Có tổng số 36 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình và cân nặng trung bình tại thời điểm phẫu thuật lần lượt là 63 ± 55 (7 - 237) ngày và 3,8 ± 0,9 (2,5 - 6,3) kg. 35 bệnh nhân (97%) có tổn thương hẹp eo hoặc thiểu sản quai động mạch chủ kèm theo được phẫu thuật sửa toàn bộ bao gồm phẫu thuật chuyển vị động mạch và phẫu thuật tạo hình quai và eo động mạch chủ trong cùng một cuộc mổ qua 1 đường mổ giữa xương ức và 1 bệnh nhân được phẫu thuật tạm thời sửa eo động mạch chủ qua đường ngực trái, sau đó 2 tuần được phẫu thuật chuyển vị động mạch. Thời gian cặp chủ trung bình là 172 ± 27 (132 - 272) phút và thời gian tưới máu não chọn lọc khi sửa quai trung bình là 34 ± 13 (17 - 65) phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 28 ± 52 (13 - 321) ngày. 7 bệnh nhân tử vong sớm sau mổ trong thời gian nằm viện và không có bệnh nhân tử vong muộn cho tới thời điểm theo dõi cuối cùng. 2 bệnh nhân cần mổ lại sau phẫu thuật do hẹp đường ra thất phải. Tỷ lệ sống sau mổ đạt 80,6% và tỷ lệ sống không cần phải can thiệp lại hoặc mổ lại đạt 90% với thời gian theo dõi trung bình sau mổ 34,2 ± 33,4 (1 - 107) tháng. Kết luận: Phẫu thuật chuyển vị động mạch, đóng lỗ thông liên thất và sửa quai động mạch chủ kèm theo trong phẫu thuật sửa chữa toàn bộ bất thường tim Taussig - Bing kèm theo tổn thương quai động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho kết quả tốt. Hoàn thiện kỹ thuật mổ và hồi sức góp phần nâng cao chất lượng điều trị nhóm bệnh nhân phức tạp này.
#Phẫu thuật chuyển vị động mạch #bất thường tim Taussig-Bing #thất phải hai đường ra #hẹp eo động mạch chủ #thiểu sản quai động mạch chủ #gián đoạn quai động mạch chủ #sửa toàn bộ
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HAI THẤT CHO BỆNH LÝ GIÁN ĐOẠN QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ KÈM THEO TẮC NGHẼN ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNGMục tiêu: Bệnh lý gián đoạn quai động mạch chủ kèm theo thông liên thất và hẹp đường thoát tâm thất trái là bệnh tim bẩm sinh rất nặng với tiên lượng khó khăn. Nghiên cứu này đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất, bao gồm sửa chữa quai và eo động mạch chủ kèm theo vá lỗ thông liên thất và có can thiệp tổn thương hẹp đường ra thất trái trong quá trình phẫu thuật, cho các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh gián đoạn quai động mạch chủ kèm theo lỗ thông liên thất và hẹp đường thoát tâm thất trái. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 10 năm 2020, các bệnh nhân được chẩn đoán gián đoạn quai động mạch chủ-thông liên thất-hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau, được phẫu thuật tim hở 1 thì sửa chữa hai thất được nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: 35 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu hồi cứu, trong đó có 24 bệnh nhân nam và 11 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 29 ngày (IQR, 15-54 ngày), cân nặng trung bình của các bệnh nhân khi phẫu thuật là 3.4 kg (IQR, 2.2-4.5 kg). Kích thước đường kính đường ra thất trái trung bình trước phẫu thuật là 4.3 mm (IQR, 3-8 mm), và Z-score trung bình của van động mạch chủ là -3 (IQR, -5.3 - -1.2). Có 14 bệnh nhân (40%) có sốc tim khi nhập viện. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình của nhóm nghiên cứu là 88.6 ± 16.3 phút, thời gian chạy máy trung bình là 119.5 ± 21.6 phút, thời gian tưới máu não chọn lọc trung bình là 32.2 ± 10.5 phút. Có 12 bệnh nhân (34.3%) được cắt vách nón, và 23 bệnh nhân (65.7%) được khâu kéo vách nón sang phải nhằm mở rộng đường ra thất trái. 4 bệnh nhân (11.4%) được vá mở rộng quai động mạch chủ trong quá trình phẫu thuật, và 31 bệnh nhân được tạo hình quai động mạch chủ tận bên mở rộng không sử dụng miếng vá. Không có bệnh nhân nào có tổn thương van động mạch chủ hoặc tổn thương đường dẫn truyền cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn sau phẫu thuật. Có 4 bệnh nhân (11.4%) trong nhóm nghiên cứu tử vong sớm tại bệnh viện sau phẫu thuật, không có bệnh nhân tử vong muộn trong thời gian theo dõi. Có 7 bệnh nhân cần mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau phẫu thuật. Tỷ lệ sống sót và tỷ lệ sống sót không cần mổ lại sau phẫu thuật ở thời điểm 5 năm lần lượt là 88.2% và 20.7%. Kết luận: Phẫu thuật 1 thì sửa chữa hai thất điều trị bệnh gián đoạn quai động mạch chủ-thông liên thất-hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau là an toàn và hiệu quả. Mổ lại do hẹp đường ra thất trái là nguyên nhân chính đối với chỉ định mổ lại sau phẫu thuật sửa toàn bộ, và các bệnh nhân gián đoạn quai động mạch chủ-thông liên thất-hẹp đường ra thất trái cần được tiếp tục theo dõi sát và lâu dài sau phẫu thuật.
#gián đoạn quai động mạch chủ #thông liên thất #hẹp đường ra thất trái #phẫu thuật 1 thì sửa hai thất.